Phước báu đến từ đâu ?

🌀 Vì sao có nhiều người cùng tới chùa, đình, miễu, cầu xin tài lộc, sau đó có người làm ăn phát tài, người thì lại không, mặc dù họ cầu xin cùng một nơi?
🌀 Vì sao có nhiều người đánh đ.ề, người trúng – người lại không??
– Trước nhất mình sẽ nói tới “Phước phần”, trong đời sống này để có cuộc sống đủ đầy hạnh phúc phải xét tới phước báu trước đã. Người có phước thì cuộc sống dễ dàng, đầy đủ vật chất – tiện nghi, luôn có quý nhân hậu thuẫn, khi muốn làm điều gì đều được thuận duyên, được trợ lực để thành tựu.
– Người kém phước báu, thì cuộc sống khá khó khăn, làm nhiều nhưng không được bao nhiêu, tiền bạc luôn ở ngưỡng vừa đủ hay tệ hơn là luôn rơi vào cảnh thiếu thốn, nợ nần. Người kém phước sẽ không có nhiều sự lựa chọn, họ cũng không có quý nhân, khi họ muốn làm 1 điều gì đó, sẽ không có ai giúp đỡ, họ phải tự bương chải, tự gồng gánh mọi thứ,…
– Có phước thì ta làm gì cũng thuận, cũng thành. Vậy có những người tham lam, toan tính, tranh giành tiền bạc, lợi ích, nghĩ đủ cách để mình được “phần nhiều hơn”….Họ không biết rằng những cái đấy là “phước phần họ có sẵn rồi”, nhưng thay vì họ làm công việc bình thường để có phần, mà họ lại tranh giành, đấu đá, hại người…thì họ cũng sẽ hưởng được phần phước đấy nhưng nó đã bị tổn hao rồi.

🔸Ví dụ:
– Trong mệnh của mình sẽ có 1 căn nhà to, thay vì mình chăm chỉ kinh doanh, tích góp thì sau này mình sẽ mua được 1 căn nhà to đúng với mệnh.
– Nhưng không, mình lại chọn cách toan tính, tranh giành ngôi nhà với người thân, và sau bao nhiêu thủ đoạn mình cũng có được 1 căn nhà to, nhưng mình đâu biết việc “sở hữu căn nhà” là trong mệnh có rồi, mình đâu cần “tranh giành” làm gì, mình cũng sẽ có được theo cách tốt hơn mà. Thì vs cách tranh giành này, mình cũng hưởng phước nhưng nó bị hao tổn x2, x3 lần so vs tự thân mình làm nên.
– Vậy vì sao trường hợp lừa đảo – chiếm đoạt số tài sản rất lớn, có người thì trốn chạy, tiêu số tài sản đó đến 10 năm sau mới bị bắt. Còn có người phi vụ vừa thành công, chưa kịp tiêu xài đã bị bắt,…vì trong mệnh họ “không có phước để hưởng” số tài sản lớn đó.
– Quay lại chủ đề chính, nên những người tới các miếu, chùa cầu xin phát tài phát lộc, mà về người ta làm ăn được là vì trong mệnh người ta đã có tài, có phước báu cả rồi, nên họ xin, họ sẽ được.
– Còn người tới cầu xin, mà về vẫn không có gì khác lạ,…là do phước báu của họ đã cạn hay không đủ để có thể ra quả ngọt như ý họ…chứ không phải “Chư vị” ở nơi đó là không linh thiêng đâu nè.
– Trường hợp, ta làm ăn thất bát, ta đi chùa cầu xin mà về làm ăn thuận lợi chẳng qua là ta đang “vận hạn chưa thông” nhưng ta “vẫn còn phước”, nên khi ta cầu xin, thành tâm thì sẽ được “chư vị” giúp đỡ cho vận được hanh thông hơn.
– Như là, khi bạn cần tiền mặt, có phải bạn phải đến “ngân hàng”, gặp “nhân viên” mới rút tiền ra được đúng không?. Người nhân viên giúp bạn rút tiền, nhưng số tiền đó là của bạn chứ có phải của người Nhân viên đâu?
– Thì cũng na ná như vậy, việc ta tới các “nơi linh thiêng” để cầu xin, thì “Chư vị” nơi đấy cũng đã thấu rõ “nhân quả – phước phần – lối sống” của ta cả rồi…nên họ mới giúp ta đó chứ. Quang trọng là ta có phước trước đã.
– Việc đánh đ.ề thì cũng như vậy, ta “hành động” là “duyên” để phước trổ thành tiền. Như trong tài khoảng bạn có 1000 đi, mỗi ngày bạn rút 1, 1 để sống,..thì việc đánh cờ bạ.c, đ.ề…như là bạn rút 1 lần 40, 70, 100,….để tiêu vậy. Còn trúng số thì như là bạn rút 1 lần là 900 hoặc hết số tiền trong tài khoảng luôn vậy.
– Nên bạn thấy đấy, những người cờ bạ.c, l.ô đ.ề hay trúng số…thì cuối đời họ thường khó khăn hơn lúc trước là như vậy, vì họ đã hưởng hết “phúc phần” trong đời này rồi còn gì, nên những người tin ý, hiểu biết khi họ “tự dưng được lộc trời” thì họ chăm lo gia đình, đẩy mạnh việc kinh doanh và thường làm từ thiện, bố thí, giúp người là vậy.
>> Vì họ hiểu rằng tôi “ôm số lộc” này mà không gieo tạo thêm phước, khi hưởng hết số tiền này rồi thì…..mình sẽ “mệt” đấy.
🔸Thay vì:
– Ta làm công việc bình thường thì làm “1 hưởng 1”.
– Ta làm việc có ích cho cộng đồng làm “1 hưởng 1, nhưng tích 10”, làm càng nhiều tích phước càng nhiều.
– Ta làm việc bất chính, lợi mình – hại người thì làm “1 hưởng 1, nhưng âm 10”, hưởng thụ càng nhiều, thì phước tổn càng nhiều.
>> mình nói ra cho dễ hiểu, chứ không phải nói “mỗi hành động ta làm” đều vì nhắm tới mục đích “tích phước” thì không phải đâu nhen).
🔸 Sở dĩ có sự khác biệt rõ ràng như vậy cũng theo Luật Nhân Quả thôi:
– Kiếm tiền mà người người hài lòng, vui vẻ, sanh tâm “quý mến, biết ơn” – họ dành cho mình thôi là đã thấy “phúc lành, an lạc” rồi, chưa nói tới vật chất nha.
– Kiếm tiền dựa trên nước mắt, sự đau khổ, mất mát, lòng oán hận của người khác,…- họ hướng tới mình thôi là đã thấy “mệt mỏi chìm sâuuuuu” rồi đó.
Vậy tới đây thì các bạn đã rõ rồi hen, tóm lại “Phước phần” cũng là tự mình mà ra, Ơn trên chỉ “chứng giám” cho mình thôi, “mình mới chính là người “ban phúc lành” cho chính mình nè!”
🌀 Vậy Phước báu đến từ đâu?
– Từ những việc thiện lành giúp người – giúp đời (từ những việc nhỏ nhặt trong đời sống).
– Từ những việc bố thí – từ thiện (bố thí tiền, vật chất, pháp, tùy hỷ tùy tâm).
– Từ cách sống bao dung, tình yêu thương vạn vật
– Từ Tâm chỉ bảo – khuyên dạy người làm việc tốt, lan tỏa lời hay – ý đẹp.
– Từ sự biết ơn cha mẹ, tổ tiên, ân sư, bạn lành…
– Từ việc kính trên – nhường dưới, biết mình – hiểu người, tử tế – khiêm cung.
– Từ việc giữ giới – giữ gìn Phẩm hạnh, Đạo đức…
Nói chung là sống tốt, tử tế, biết ơn, thương mình và thương người nè. Bài viết dài rồi á, cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc nha, mong sẽ làm lợi lạc cho các bạn
———————–
Chakra Master Trần Khương – Người Thắp Sáng Tâm Hồn
Chakra Master Teacher, RMA Professional Member Đào tạo Thiền Luân Xa Chữa Lành Practitioner, Chakra Master.
Định hướng và phát triển sự nghiệp trị liệu tổn thương tâm lý.
Nhà Sáng Lập Trung Tâm Quốc tế VTana Peace và Đào Tạo Healer Master Coach.
————————
Kết nối với Trần Khương
Website: https://chualanhtonthuong.com/
#trankhuonghealing #mastertrankhuong #huyenhocungdung #khoahoctamlinh #haoquangaura #nangluong #reiki #chualanh #nangluonghoc #luanxa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *