ĂN CHAY & ĂN MẶN – ĂN THẾ NÀO LÀ NHÂN ĐẠO ?

ĂN CHAY & ĂN MẶN – ĂN THẾ NÀO LÀ NHÂN ĐẠO ?
Nhiều người đều biết ông Thích Ca không ăn chay mà khất thực xin ăn, ai cho gì ăn nấy, ăn ngày 1 bữa trưa, không cất để dành.
Có nhiều lần Thích Ca không xin được gì hay dân họ nghèo quá cho quả này trái kia thì ổng cũng ăn cho qua bữa. Nói chung triết lý của Thích Ca về ăn uống là ăn ít, ăn đơn giản, thanh đạm càng tốt.
Lý do ăn ít là để tiết chế lòng tham lại, vì ăn nhiều thì dành nhiều thời gian cho việc ăn uống và dành nhiều tài lực, sức lực cho việc kiếm ăn. Thời gian tu tập do đó bị hạn chế nhiều, tư tưởng cũng khó mà buông bỏ dục vọng.
Vì khi lệ thuộc vào chuyện ăn, ăn cho ngon, ăn cho sướng cái mỏ, ăn thoả mãn khoái lạc do đồ ăn thức uống đem lại là người ta đang chiều theo cảm giác xác thân, đường tu hành đắc quả do vậy gặp trở lực.
**********
TIẾT CHẾ
Thích Ca có thể ăn mặn, ăn thịt cá tùy theo việc xin được gì nhưng ông không ăn những gì người ta vì cho ông và các môn đệ mà giết mổ con vật đó. Đại loại trong nhà có sẵn gì cứ cho là được, không có giết chóc gì hết.
Triết lý này có 2 ý là: một, tiết kiệm tài nguyên vì nuôi được con vật thì tốn kém, hay ra ngoài săn bắt con vật thì tốn sức lực, nguy hiểm; hai, coi việc ăn uống thể hiện sự bình đẳng là nhà ông ăn gì tôi ăn nấy. Triết lý Bình đẳng là xương sống của nhà Phật.
Tóm lại, con người nên dành ít thời gian, sức lực cho việc ăn uống càng tốt, càng không nên coi việc săn bắn, giết chóc phục vụ bữa ăn làm niềm vui (khoái lạc) thì đương nhiên thời gian, tâm trí dành cho tu tập càng nhiều.
*********
NHÂN ĐẠO HAY KHÔNG NHÂN ĐẠO
Truyền thống ăn chay Phật giáo có 2 yếu tố lịch sử là người Ấn Độ thời Thích Ca sống và cho đến hiện tại chủ yếu ăn chay. Tức là đạo Bà La Môn (Hindu) của Ấn Độ họ đã ăn chay rồi. Uớc tính 70% dân số Ấn Độ hiện nay ăn chay dù họ không theo đạo Phật.
Khi Đạo Phật qua Trung Quốc thì các tăng sư bên Trung Quốc nêu cao vấn đề ăn chay lên thành Giới luật, tức là cấm Phật tử ăn mặn, sát sanh. Truyền thống ăn chay coi làm Giới luật này ảnh hưởng mạnh tại Việt Nam nên người ta coi thầy chùa ăn mặn là tội lỗi.
Thôi, cái việc chay mặn như vậy tạm dừng. Còn vấn đề nhân đạo thì quan điểm Phật ra sao và quan điểm cổ Trung Hoa như thế nào?
*********
Thích Ca nói “Chúng sinh bình đẳng, vạn vật đều có linh hồn” thì ý nói cây cỏ cũng có linh hồn, có cảm xúc và có những giác quan vì nó là vật có sự sống, có sinh ra lớn lên và chết đi.
Hoặc nếu một mình bạn ăn một rổ rươi với việc 100 người ăn một con bò thì cái nào “nhân đạo” hơn ? 1000 con rươi phục vụ cho mình bạn ăn và 1 con bò phục vụ cho 100 người ăn ?
Thực ra giống như nhau cả thôi vì 1000 con rươi thời gian sinh trưởng ngắn, 1 con bò mất thời gian sinh trưởng dài, tiêu thụ nguyên liệu lớn.
Cốt lõi vẫn là quay lại cứ ăn ít thì tốt hơn ăn nhiều. Bỏ vô mồm ít vẫn “nhân đạo” hơn bỏ vô mồm nhiều.
********
Bên phương Đông của Trung Hoa cũng có quan điểm coi vạn vật đều có linh hồn.
Hải Thượng Lãn Ông có viết: “Vật có sự sống thì gọi là Sinh hồn, còn vật không có biểu hiện sống là Giác hồn”.
Vật không có biểu hiện sống là cục đá, ngọn núi, sông, cát, hạt mưa… là Giác hồn.
Nói về sự sống có tính sống động thì phương Đông đều nói: “Mọi vật nhờ bẩm thụ khí Âm – Dương mà sinh ra”.
Vậy thôi, tóm lại là “Tự nhiên nó thế !”
Cao xanh kia đã an bài cho chúng ta sự sống, đối xử bình đẳng, không thiên vị, không yêu ghét vật nào.
———————–
Chakra Master Trần Khương – Người Thắp Sáng Tâm Hồn
Chakra Master Teacher, RMA Professional Member Đào tạo Thiền Luân Xa Chữa Lành Practitioner, Chakra Master.
Định hướng và phát triển sự nghiệp trị liệu tổn thương tâm lý.
Nhà Sáng Lập Trung Tâm Quốc tế VTana Peace và Đào Tạo Healer Master Coach.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *